Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi “khủng” để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả…

Dự án hệ thống cống âu thuyền Ninh Qưới (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được đưa vào sử dụng cuối năm 2019 với vốn đầu tư hơn 400 tỉ đồng.

Công trình giúp ngăn mặn của triều biển Tây và điều tiết nước cho vùng lúa tôm của Bạc Liêu nhưng không ảnh hưởng đến Sóc Trăng.

Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, tỉnh Bạc Liêu xuống giống khoảng 48.000ha. Dù hạn hán và xâm nhập mặn đang rất gay gắt nhưng địa phương chưa bị thiệt hại gì.

nhung cong trinh khung ung pho han man o mien tay
nhung cong trinh khung ung pho han man o mien tay
Cận cảnh cống Âu Thuyền Ninh Quới khi hoạt động. Ảnh:TR.L

Bên cạnh Âu thuyền Ninh Quới, mùa khô năm nay, rất nhiều công trình thủy lợi ở ĐBSCL với quy mô lớn được đưa vào sử dụng. Các cống thuộc Tiểu dự án Măng Thít ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Dự án Bắc Bến Tre, Trạm Bơm Xuân Hòa ở Tiền Giang cũng đã kịp hoàn thành vào cuối năm 2019. Các dự án này đã giúp vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả với đợt hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt năm 2020

nhung cong trinh khung ung pho han man o mien tay
Nhiều công trình đưa vào hoạt động đã giúp vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả với đợt hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt năm 2020. Ảnh: TR.L

Công trình thủy lợi “khủng” nhất chính là dự án cống Cái Lớn – Cái Bé được xây dựng tại Châu Thành, Kiên Giang.

Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15m. Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85m, gồm hai khoang và âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông; đê nối hai cống với Quốc lộ 61 dài hơn 5,7km, mặt đê 9m, phần xe chạy 7m.

nhung cong trinh khung ung pho han man o mien tay
Phối cảnh dự án thuộc công trình Cái Lớn – Cái Bé lớn nhất ĐBSCL. Ảnh: TR.L

Công trình được đầu tư 3.300 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Nhiệm vụ của dự án là kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000ha ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

 

Theo TRẦN LƯU/Laodong.vn